Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Trung Đông - Bắc Phi năm 2014: Những mảng mầu sáng tối
Tiến trình hòa bình Israel-Palestine đang được thúc đẩy với nỗ lực kiên trì của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran bước đầu được khai thông và quá trình tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria đã được khởi động bất chấp các cuộc giao tranh đang diễn ra ác liệt.

 


 


 


Khu vực Trung Đông - Bắc Phi đang bước vào năm 2014 với những điểm sáng le lói, song vẫn còn nhiều thách thức.

 

Ngay trong những ngày đầu năm, cộng đồng quốc tế đã đón nhận tin vui khi thỏa thuận hạt nhân tạm thời mang tính bước ngoặt giữa Iran và Nhóm P5+1 chính thức có hiệu lực kể từ ngày 20/1.

 

Cùng với việc Tehran ngừng các hoạt động làm giàu urani cấp độ 20%, các biện pháp trừng phạt kinh tế hà khắc do phương Tây áp đặt cũng bắt đầu được nới lỏng.

 

Bất chấp những lực cản lớn từ cả trong lẫn ngoài nước, Iran và các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ, dường như đang quyết tâm theo đuổi đàm phán để tiến tới ký kết một thỏa thuận cuối cùng, chấm dứt hàng chục năm thù địch giữa hai bên.

 

Thỏa thuận này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới tại vùng Vịnh, kéo theo những tác động tích cực đối với các vấn đề “nóng” khác của khu vực như Syria, Iraq và Liban.

 

Sự cải thiện trong quan hệ giữa Iran và Mỹ không những sẽ làm thay đổi “cuộc chơi” ở Trung Đông mà còn có thể tạo ra ảnh hưởng mang tính toàn cầu.

 

Năm 2014 có thể là năm quyết định đối với cuộc nội chiến đã kéo dài ba năm qua ở Syria.

 

Hội nghị hòa bình quốc tế Geneva II về Syria, dự kiến diễn ra vào ngày 22/1, sẽ khó đạt được đột phá khi lập trường của cả chính phủ lẫn phe đối lập ở Syria về vai trò của Tổng thống Bashar al-Assad trong chính quyền chuyển tiếp quá khác biệt, song kết quả đáng ghi nhận nhất là các bên đã lần đầu tiên ngồi vào bàn đàm phán và nhất trí theo đuổi giải pháp chính trị để giải quyết khủng hoảng.

 

Với sự hậu thuẫn kiên định của Nga và Iran, tiếng nói của chính phủ Syria trên bàn đàm phán có thể có sức nặng hơn nhờ các chiến thắng mới trên chiến trường trước các nhóm đối lập vũ trang đang bị chia rẽ và mâu thuẫn sâu sắc.

 

Sức ép đối với chính quyền của ông Assad cũng có thể giảm bớt khi Mỹ cùng các nước đồng minh ở châu Âu và trong khu vực thay đổi chính sách về Syria do đã nhận thức rõ được bản chất cực đoan và nguy cơ nhãn tiền từ các nhóm đối lập Hồi giáo có liên hệ với mạng lưới Al-Qaeda đối với an ninh và sự ổn định của khu vực và quốc tế.

 

Tại Bắc Phi, Tunisia đang từng bước củng cố tình hình sau nhiều năm hứng chịu hậu quả của “Mùa Xuân Arab.”

 

Tuy Quốc hội nước này hoãn việc thông qua bản hiến pháp mới vào thời hạn chót 14/1 vừa qua, song văn kiện này nhiều khả năng sẽ được thông qua tiếp sau bước đột phá về chính trị khi Đảng Hồi giáo Ennahda cầm quyền và các lực lượng thế tục nhất trí bổ nhiệm một nhà kỹ trị làm thủ tướng tạm quyền nhằm lãnh đạo đất nước cho tới cuộc tổng tuyển cử sắp tới.

 

Nhìn sang nước láng giềng Algeria, cuộc bầu cử tổng thống dự kiến sẽ diễn ra vào trung tuần tháng Tư tới. Nhiều khả năng Tổng thống sắp mãn nhiệm Abdelaziz Bouteflika sẽ tiếp tục ra tranh cử và giành chiến thắng để lãnh đạo đất nước nhiệm kỳ thứ tư.

 

Đây sẽ là nhân tố giúp duy trì sự ổn định tình hình quốc gia Bắc Phi này và tạo ảnh hưởng tích cực ngăn các nước châu Phi khu vực Hạ Sahara không lún sâu thêm vào bất ổn.

 

Tại Ai Cập, hiến pháp mới đã được thông qua với đa số phiếu ủng hộ trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 14-15/1 vừa qua. 

 

Kết quả này đã làm sáng tỏ lộ trình chuyển tiếp chính trị ở Ai Cập sau cuộc chính biến ngày 3/7/2013 lật đổ chính quyền của Tổng thống Mohamed Morsi.

 

Kết quả này cũng mở đường cho hai cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội trong vòng sáu tháng tới, đồng thời tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển ổn định ở Ai Cập sau ba năm phải hứng chịu những hậu quả hết sức nặng nề của "Mùa Xuân Arab."

 

Lực lượng quân đội hùng hậu vẫn tiếp tục là "mỏ neo" cho sự ổn định của quốc gia này trước nguy cơ từ các nhóm Hồi giáo cực đoan.

 

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đó chỉ là những đốm sáng hiếm hoi trong bầu không khí bị bao phủ bởi những mâu thuẫn bè phái và sắc tộc mang tính “thâm căn cố đế” cũng như nguy cơ từ chủ nghĩa cực đoan và sự trỗi dậy mạnh mẽ của mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda.

 

Trung Đông – Bắc Phi vẫn còn hàng loạt “điểm nóng” bất ổn tiềm tàng khác và thậm chí có thể đối mặt với các cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn.

 

Cuộc nội chiến Syria đã và đang lan rộng ra khắp khu vực và tác động dây chuyền tới một loạt quốc gia láng giềng như Liban, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan.

 

Quốc gia vùng Cận Đông này đã trở thành "vườn ươm" và "thánh địa" cho các tay súng thánh chiến đến từ khắp nơi trên thế giới.

 

Trong khi hai quốc gia láng giềng là Tunisia và Ai Cập đang có những bước tiến quan trọng trên con đường khôi phục dân chủ thì Libya vẫn đắm chìm trong bất ổn.

 

Ngoài mối đe dọa từ các nhóm phiến quân có liên hệ với Al-Qaeda, một mối đe dọa nghiêm trọng khác đối với tiến trình chuyển tiếp chính trị ở nước này là từ các nhóm vũ trang từng tham gia lật đổ chính quyền độc tài Gaddafi.

 

Từ hơn nửa năm nay, nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu năng lượng của quốc gia này bị thiệt hại nặng nề khi các nhóm vũ trang nói trên tiến hành chiếm giữ, phong tỏa các mỏ dầu và các cảng dầu quan trọng của đất nước.

 

Tại Iraq, cuộc khủng hoảng bè phái, sắc tộc sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong bối cảnh cuộc bầu cử quốc hội đang tới gần.

 

Tình hình an ninh ở quốc gia này ngày càng tồi tệ khi Al-Qaeda liên tục tiến hành các cuộc tấn công liều chết và đang phát động các chiến dịch quân sự quy mô lớn nhằm vào tỉnh Anbar nằm ở ngã tư biên giới giữa Iraq, Syria, Jordan và Saudi Arabia.

 

Với chính sách xoay trục về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khoảng trống quyền lực do Mỹ để lại trong khu vực có thể dẫn tới một cuộc đối đầu hết sức nguy hiểm giữa hai cường quốc khu vực là Saudi Arabia và Iran.

 

Trong khi đó, hiện vẫn chưa có quốc gia nào có "đủ tầm," "đủ lực" và đủ thiện chí để đóng vai trò hòa giải các cuộc xung đột tại Trung Đông.

 

Bức tranh Trung Đông năm 2014 sẽ chủ yếu được quyết định bởi những diễn biến của cuộc khủng hoảng Syria, cuộc đối đấu công khai mang màu sắc tôn giáo giữa Saudi Arabia và Iran cũng như mức độ can dự của Mỹ, Nga và Liên minh châu Âu (EU).

 

Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng bất ổn vẫn là xu hướng chủ đạo của khu vực này trong năm 2014 và kẻ được lợi nhất từ tình trạng chia rẽ bè phái ngày càng gia tăng trong khu vực chính là các lực lượng khủng bố như Al-Qaeda./.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh (18-05-2024)
    Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực (18-05-2024)
    Quốc hội Croatia phê chuẩn Chính phủ mới do Thủ tướng đương nhiệm đứng đầu (18-05-2024)
    Nhật Bản: Gấu tấn công cảnh sát đang tìm kiếm người mất tích trong rừng (18-05-2024)
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Đối phó Trung Quốc nhiều thách thức hơn đối đầu Xô-Mỹ? (21-01-2014)
    Canh bạc Iran của Obama (21-01-2014)
    Cội nguồn biểu tình chống chính phủ Thái Lan (21-01-2014)
    Ôn Gia Bảo là "mục tiêu đả hổ" tiếp theo sau Chu Vĩnh Khang? (21-01-2014)
    Tranh cãi chuyện Iran được mời dự hội nghị Geneva II (21-01-2014)
    3 tướng Nhật tuyên bố chiến hạm Trung Quốc chỉ làm “bia ngắm bắn” (20-01-2014)
    Căn cứ Mỹ làm khó ông Abe (20-01-2014)
    Thái Lan chuẩn bị cho “cuộc chiến trường kỳ” (20-01-2014)
    LHQ chính thức mời Iran tham dự hội nghị Geneva II (20-01-2014)
    Phái viên Liên hợp quốc lo ngại về lời lẽ chống Việt Nam (20-01-2014)
    Học giả Mỹ: "Triều Tiên đang giả vờ không nghe theo Trung Quốc" (18-01-2014)
    Tổng thống Indonesia cảm thấy 'bị phản bội' về vụ nghe lén của Úc (18-01-2014)
    Trở ngại "quan hệ mới" Mỹ – Trung (18-01-2014)
    Triều Tiên bất ngờ “dịu giọng”, Hàn Quốc “phớt lờ” (18-01-2014)
    Triều Tiên ra sao sau vụ thanh trừng ầm ĩ? (17-01-2014)
    LHQ lo ngại về luận điệu chống Việt Nam của phe đối lập Campuchia (17-01-2014)
    Sam Rainsy là người Campuchia hay Trung Quốc? (17-01-2014)
    Nhật phản pháo vụ Trung Quốc gọi Thủ tướng Abe là "kẻ gây rối" (17-01-2014)
    Phương Tây "kết thân" trở lại với ông Assad! (16-01-2014)
    Biểu tình Thái Lan nhắm vào cơ quan tài chính (16-01-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153131924.